Biện Pháp Thi Công Màng Chống Thấm HDPE | Thi Công Bằng Máy Hàn Leister
- Người viết: Máy hàn nhựa - Đồng Lợi lúc
- Tin tức
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG MÀNG CHỐNG THẤM HDPE
Biện pháp thi công màng chống thấm hdpe được áp dụng cho các công trình như bãi thải xỉ, bãi chôn lấp chất thải, hồ bùn đỏ, hồ chứa nước, hồ nuôi trông thủy sản, sau đây là biện pháp thi công chi tiết:
1. Công tác chuẩn bị thi công màng chống thấm HDPE
1.1. Vật liệu màng chống thấm HDPE:
Màng chống thấm HDPE được sản xuất từ vật liệu PE cao phân tử ở dạng cuộn. Màng chống thấm HDPE sử dụng thi công công trình có thông số kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế, và yêu cầu của chủ đầu tư.
Công tác cung ứng, huy động tập kết vật liệu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và đồng bộ vật liệu đảm bảo phục vụ thi công liên tục, không bị gián đoạn, đúng tiến độ đề ra của Dự án.
1.2. Máy móc thiết bị thi công:
Những máy móc thiết bị thi công đưa vào công trình đều là loại được lựa chọn có công suất và tính năng phù hợp đảm bảo an toàn trong thi công, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Các máy móc thiết bị chủ yếu bao gồm các dòng thiết bị máy hàn của hãng Leister – Thụy Sỹ:
· Máy hàn tự động Leister: Thiết bị hàn chủ yếu hàn nối các tấm màng HDPE
· Máy hàn đùn Leister: Thiết bị hàn chủ yếu để sửa chữa các vị trí hàn lỗi
· Thiết bị hỗ trợ trải màng: Cần cẩu, máy đào,…
· Máy thử khí (máy Test mối hàn) Leister: Thử độ kín của mối hàn.
1.3. Mặt bằng thi công màng chống thấm HDPE
a. Mặt bằng nền thi công màng chống thấm HDPE
Mặt bằng thi công màng chống thấm phải đáp ứng yêu cầu của dự án:
Mặt bằng để trải màng HDPE phải đảm bảo độ nhẵn, phẳng không đọng vũng nước, nền đất không được quá yếu.
Nền đất không được có những vật sắc nhọn (đá dăm, sắt vụn, cành cây,…) hoặc các vật có hình dạng khác có thể gây ảnh hưởng tới màng chống thấm.
Phải thiết kế hệ thống tiêu thoát nước ( nước mưa hoặc nước ngầm) sẵn sàng vận hành phục vụ công tác thi công màng chống thấm.
b. Rãnh neo màng chống thấm HDPE
Kích thước của rãnh neo phải đúng như bản vẽ đã được phê duyệt trong bản vẽ thiết kế của dự án. Trường hợp trong bản vẽ thiết kế của dự án chưa mô tả chi tiết kích thước của rãnh neo thì có thể thiết kế rãnh neo theo bản vẽ dưới đây.
H.1: Rãnh neo màng chống thấm HDPE
2. Công tác trải màng chống thấm HDPE
2.1. Nguyên tắc cơ bản trải màng chống thấm HDPE
a. Các lắp đặt màng chống thấm HDPE cho hồ chứa
Cách lắp đặt màng chống thấm HDPE cho hồ chứa được chỉ dẫn trên hình H.2 và H.3. Tùy từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn trình tự lắp đặt sao cho hiệu quả nhất.
H.2: Sơ đồ tổng thể lắp đặt màng chống thấm HDPE
H.3: Sơ đồ trải màng chống thấm HDPE trên mái taluy
Căn chỉnh chính xác khoảng cách chồng mép (L=10cm-:-15cm), chặn bao tải cát. Vẽ sơ đồ lắp đặt và đánh số thứ tự các tấm. Kết thúc công đoạn lắp đặt bước sang công đoạn hàn. Trong thực tế thi công thường tiến hành song song trải xong tấm nào hàn tấm đó.
2.2. Công tác trải màng chống thấm HDPE
Công tác trải màng chống thấm có thể thực hiện bằng lao động phổ thông (8 -:- 10 nhân công) lăn trải cuộn HDPE trên mặt bằng, hoặc kết hợp với các thiết bị hỗ trợ trải ( cần cẩu, máy đào,…) để công việc lăn trải màng HDPE được thuận lợi hơn. Sau khi trải màng HDPE xong cần căn chỉnh các tấm màng đúng vị trí, đúng khoảng cách chồng méo để thực hiện công tác hàn. Công tác trải màng chống thấm cần lưu ý những điều sau:
· Thiết bị trải không được ảnh hưởng đến nền.
· Công nhân trải vải không được hút thuốc, mang giầy hoặc những vật khác gây ảnh hưởng đến việc trải màng.
· Sử dụng những thiết bị thi công đất có áp lực thấp, tất cả các thiết bị làm đất phải đi bằng lốp cao su được cho phép chạy trên bề mặt của vật liệu màng, tránh phá hủy và đi lại nhiều.
· Việc trải các tấm màng HDPE phải không gây vết xước hoặc gấp nếp các tấm đó và phải không gây hư hỏng nền đất hoặc các tấm gần kề;
· Biện pháp được sử dụng để trải màng chống thấm phải giảm đến mức tối thiểu nếp nhăn (đặc biệt là các nếp nhăn giữa các tấm khác nhau gần kề). Những nếp nhăn cố định phải được xác định;
· Chất tải phù hợp (ví dụ, bao cát hoặc tương tự) dọc theo các cạnh của tấm lót để giảm tới mức tối thiểu rủi ro do gió thổi làm tốc.
Khi thực hiện lắp đặt nhiều màng chống thấm liên tục, cần phải chú ý tới khả năng thoát nước của công trường thi công, hướng gió, mặt bằng thi công, lối vào trong công trường và kế hoạch lắp đặt màng chống thấm. Không nên thực hiện trải màng chống thấm trong điều kiện thời tiết xấu. Các tấm màng chống thấm phải được hàn ngay sau khi trải và mọi tấm màng chống thấm đã được trải đều phải được đánh dấu cẩn thận. Trải các tấm màng chống thấm theo các bản vẽ chi tiết thiết kế.
Công nhân trải màng cần kéo căng màng ra và trải các tấm chồng mí lên nhau từ10-15cm.
3. Công tác hàn màng chống thấm HDPE
a. Các bước công nghệ hàn màng chống thấm HDPE
b. Các phương pháp hàn màng chống thấm HDPE
Phương pháp hàn mà chúng tôi đề xuất là phương pháp hàn nóng và phương pháp hàn đùn.
· Phương pháp hàn nóng - sử dụng máy hàn tự động Leister:
Phương pháp hàn này thường được sử dụng hàn cho các tấm màng chống thấm liền kề, ít khi sử dụng để hàn vá hoặc hàn các chi tiết. Thiết bị được sử dụng phải là thiết bị hàn nóng và thường được trang bị bộ phận nêm tách cho phép kiểm định mối hàn bằng áp suất không khí. Thiết bị hàn phải có khả năng tự chuyển động, được trang bị bộ phận nêm nhiệt và bộ phận kiểm soát tốc độ hàn nhằm đảm bảo khả năng điều khiển máy cho thợ hàn. Trước khi hàn, thợ hàn cần tiến hành đặt chế độ phù hợp với độ dày của lớp HDPE cần hàn.
H.4: Nguyên lý máy hàn tự động & mối hàn chống mí màng HDPE
H.5: Máy hàn tự động Leister
· Phương pháp hàn đùn - sử dụng máy hàn đùn Leister:
Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa các lỗ thủng hoặc các lỗi và hàn các chi tiết đặc biệt. Phương pháp này cũng tiện lợi trong việc hàn một tấm màng chống thấm mới với tấm màng chống thấm đã lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như trong phương pháp hàn nóng. Thiết bị hàn đùn cần được trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ.
H.6: Nguyên lý hàn đùn
H.7: Thiết bị máy hàn đùn Leister
H.8: Thiết bị máy hàn cầm tay Leister
Phương pháp Test mối hàn - sử dụng thiết bị Test mối hàn của Leister:
Sau khi thi công (hàn) xong, ta sẽ sử dụng Thiết Bị Kiểm Tra mối hàn của Leister để kiểm tra áp suất khí trong mối hàn (mối hàn của máy hàn từ động), đảm bảo độ kín và tránh rò rỉ của mối hàn.
H.9: Các thiết bị Test mối hàn tự động của Leister
Để biết thông tin chi tiết về thiết bị máy hàn nhựa Leister – Thụy Sỹ thi công màng chống thấm HDPE xin liên hệ:
Công Ty CP Thiết Bị và Dịch Vụ Đồng Lợi.
0913.888.247 - 0941.718.247
Mail: marketing@dongloi.com.vn