Công nghệ Xử Lý Dioxin tại Đà Nẵng & Biên Hòa - Việt Nam

Công nghệ Xử Lý Dioxin tại Đà Nẵng & Biên Hòa - Việt Nam

Năm 2010, USAID đã thực hiện Đánh giá Tác động Môi trường trong đó có phân tích các điều kiện tại Sân bay Đà Nẵng và đã đánh giá một số công nghệ xử lý dioxin. Công nghệ xử lý khử hấp thu nhiệt được xác định là phương pháp hiệu quả nhất và đã được minh chứng về mặt khoa học để phân hủy dioxin và có tác động thấp nhất đến sức khỏe con người và môi trường trong điều kiện đặc thù của khu vực dự án.

QUÁ TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Xử lý Dioxin áp dụng cả hai phương pháp xử lý là khử hấp thu nhiệt và lưu chứa. Công nghệ khử hấp thu nhiệt gồm 3 bước chính: 

- Xây dựng kết cấu mố kín, nổi trên mặt đất; 

- Đào đất, bùn nhiễm dioxin và đưa vào mố; 

- Nung nóng bùn đất tới nhiệt độ cao (tối thiểu 335ºC) để tiêu hủy dioxin.

 

Chu trình công nghệ xử lý nhiệt:

●     Đất và trầm tích ô nhiễm được đào xúc và đưa một cách an toàn vào một kết cấu bể chứa tạm thời.

●     Sau khi được đặt trong kết cấu bể chứa, đất và trầm tích ô nhiễm được xử lý bằng công nghệ xử lý nhiệt. Quá trình hấp giải nhiệt bao gồm việc làm nóng đất và trầm tích ở nhiệt độ cao (xấp xỉ 335 độ C) khiến cho dioxin bị phân hủy. Dioxin phân hủy thành cacbon điôxit, nước và clorua. Bất kỳ lượng tồn dư dioxin nào không bị phá hủy trong mố đều được thu giữ và xử lý trước khi thải ra ngoài.

●     Sau bước lấy mẫu và xét nghiệm khẳng định, đất và bùn đã được xử lý được đưa ra khỏi kết cấu xử lý và an toàn cho tái sử dụng cho các mục đích thương mại và công nghiệp.

Theo tính toán cân bằng khối được thực hiện bằng cách sử dụng các dữ liệu quan trắc chi tiết giai đoạn II, USAID ước tính 99,992% dioxin trong đất bị ô nhiễm đã được phân hủy hoặc loại bỏ đi nhờ quá trình xử lý. Hàm lượng dioxin trong đất sau xử lý gần ngưỡng không phát hiện được. 72,8% dioxin dường như đã bị phân hủy trong quá trình gia nhiệt khử hấp thụ nhiệt. Phần dioxin không bị phân hủy trong quá trình gia nhiệt sẽ được thu lại  trong hệ thống lọc của trạm xử lý hơi/chất lỏng, chủ yếu là ở chất lỏng ngoài pha nước (NAPL) (25,7%) và các bộ lọc túi (1,06%). Các vật liệu này đã được USAID vận chuyển đi xử lý chất thải độc hại ở châu Âu theo các yêu cầu của Công ước Basel do các cơ quan quản lý môi trường của Việt Nam quản lý.

← Bài trước Bài sau →